Tủ điện hạ thế mà một sản phẩm không thể thiếu trong lĩnh vực công nghiệp lẫn trong cả những công trình dân dụng. Nó vai trò đóng – cắt điện giúp bảo vệ an toàn cho toàn bộ hệ thống tải điện. Và để nó phát huy được hết vai trò, chúng ta cần biết cách lắp đặt và sử dụng chính xác.
Việc lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế cần được đảm bảo thực hiện đầy đủ theo 6 bước dưới đây!
Bước 1: Chuẩn bị vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt tủ điện hạ thế không thể lựa chọn tùy tiện. Nó đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống và đảm bảo cho việc vận hành diễn ra suôn sẻ. Bạn cần chuẩn bị vị trí đảm bảo các tiêu chí như:
– Mặt bằng đặt tủ phải được vệ sinh sạch sẽ; bằng phẳng; khô ráo; không thường xuyên bị ẩm hay có nước chảy, nhỏ hoặc ngấm vào.
– Vị trí lắp đặt cần có cả không gian trống phía trước và phía sau tủ. Việc này đảm bảo cho việc đóng – mở cửa tủ; bảo dưỡng; bảo hành; vận hành; sữa chữa tủ khi cần thiết. Khoáng trống cũng có tác dụng dự phòng trong trường hợp bạn muốn mở rộng tủ hay mua thêm thiết bị sau này.
Bước 2: Lắp ghép khoang tủ điện
Trước hết, bạn cần gỡ bỏ toàn bộ phần bao bì, vỏ hộp đóng gói thiết thị trong quá trình vận chuyển. Tiếp đó, bạn cần đặt các khoang tủ đúng vị trí đã dự tính từ trước. Để dễ dàng lắp ghép, bạn cần tháo hết các tấm che cũng như phần phụ chưa cần thiết của tủ. Việc lắp ghép các khoang tủ điện có thể thực hiện theo một trong 3 phương án sau: từ phải qua trái; từ trái qua phải hoặc từ giữa ra hai bên.
Sau khi đã lựa chọn được phương án lắp đặt, bạn đặt khoang tủ đầu tiên mình chọn xuống nền và bắt chặt bằng bulong. Trên các đế tủ đều có sẵn các lỗ. Vì vậy, bạn chỉ việc tiến hành tương tự và lần lượt cho đến khi hết các khoang tủ cần lắp ghép. Đôi khi, quy trình này hơi đảo lộn một chút khi bạn phải kê các khoang tủ cho cân trước khi bắt vít. Đó là vì mặt sàn thiếu bằng phẳng.
Bước 3: Nối thanh cái và thanh tiếp địa
Để thực hiện việc nối các thanh cái, bạn cần đặt bản đồng nối phía dưới thanh cái đồng. Sau đó, bạn đẩy vào giữa các khe của thanh cái; gióng thẳng các lỗ có sẵn. Cuối cùng, bạn xỏ bulong; bắt chặt các Ê-cu với mô-men bằng cờ-lê.
Bước 4: Đấu day cáp vào – ra
Có hai trường hợp thường gặp khi đấu cáp vào – ra gồm: cáp vào từ nóc và cáp vào từ đáy. Trong trường hợp cáp vào từ nóc, bạn cần tháo nóc tủ hay tấm luồn cáp trước tiên. Sau đó tiến hàng khoang lỗ để lắp các ốc siết cáp. Khi đã lắp ốc siết cáp đâu vào đấy, bạn lắp lại nóc tủ hay tấm luồn cáp rồi tiến hành luồn cáp qua lỗ.
Trong trường hợp cáp vào từ đáy, bạn hãy tháo tấm bịt đáy; khoang lỗ để lắp ốc siết cáp. Sau khi lắp ốc siết cáp xong, bạn lắp tấm bịt đáy và luồn cáp qua lỗ là hoàn thành.
Bước 5: Nối dây nhị thứ
Để nối dây nhị thứ, bạn cần luồn dây trong máng cáp. Sau đó, nối cáp vào cực thiết bị và nhớ thao tác cẩn thận để không làm đứt cáp. Cuối cùng, bạn cần tiếp địa lớp bảo vệ của cáp.
Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ tủ điện trước khi đóng điện
Bạn cần đảm bảo tất cả những mẩu dây vụn, bu-lông, ê-cu, các dụng cụ đã sử dụng trong quá trình lắp đặt, giờ không cần dùng đến nữa phải được di chuyển ra xa tủ điện. Hút bụi là cách hiệu quả nhất để vệ sinh tủ. Việc kiểm tra cách điện toàn bộ tủ là vô cùng cần thiết. Hãy sử dụng những thiết bị đo cách điện chuyên dụng để được kết quả chính xác nhất. Hãy chắc chắn rằng các điểm đấu nối đảm bảo chắc chắn. Sau đó, bạn hãy thử cấp điện và vận hành mạch nhị thứ để đảm bảo nó có thể hoạt động trơn tru.
>>>> Tham khảo: thiết kế tủ điện công nghiệp
Trên đây là những bước cơ bản để bạn lắp đặt và vận hành tủ điện hạ thế. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc gì về các thiết bị điện; tủ điện; tủ mạng; thang cáp; máng cáp…vui lòng liên hệ 0986.123.128 – 0902.112.296 để được tư vấn miễn phí!